30/01/2024 Lượt xem: 198
Hiện nay Tết Nguyên đán đang đến gần, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm lớn, nên loại hình kinh doanh thức ăn đường phố tăng cao để đáp ứng nhu cầu thị trường. Thức ăn đường phố là những thức ăn, đồ uống đã được làm sẵn hoặc chế biến nấu nướng tại chỗ, có thể ăn ngay và được bán trên đường phố và những nơi công cộng. Thức ăn đường phố có ưu điểm nhanh, gọn, rẻ, nguồn thức ăn đa dạng, hấp dẫn chính là lựa chọn của nhiều người,... Tuy nhiên, dịch vụ kinh doanh này lại tồn tại nguy cơ mất an toàn thực phẩm; Do loại hình dịch vụ khó kiểm soát nhất về an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì phần lớn những người bán hàng thường xuyên di chuyển địa điểm, nhiều người kinh doanh theo thời vụ và không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm theo quy định. Thức ăn đường phố còn tiềm ẩn rất nhiều nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm như thức ăn thường được bày bán bên đường, gánh hàng rong, trong làn bụi và được che đậy một cách sơ sài, không có lưu mẫu thực phẩm và bảo quản thức ăn dư thừa, không có đủ nước sạch, không gian buôn bán không đảm bảo vệ sinh môi trường, nguyên liệu chế biến không có nguồn gốc rõ ràng…Đây là mối nguy lớn cho sức khỏe cộng đồng như ngộ độc thực phẩm, các bệnh lây truyền qua thực phẩm… Để chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm cho người tiêu dùng, cơ sở hay người kinh doanh thức ăn đường phố cần: - Nơi kinh doanh thức ăn đường phố phải cách biệt nguồn ô nhiễm. Không bán thức ăn ở gần nơi cống rãnh, bùn lầy nước đọng, chỗ đổ rác thải, nhà vệ sinh, hoặc khu vực bán gia cầm, gia súc, các loại thủy sản tươi sống… - Phương tiện phải đảm bảo vệ sinh, chống được ruồi, các loại côn trùng, bụi bẩn, mưa nắng… - Rác thải, thức ăn thừa phải đựng vào thùng kín, có nắp đậy tránh ruồi nhặng và được vệ sinh thường xuyên. - Thức ăn chế biến sẵn phải được bày bán trong tủ kính hoặc đựng trong các dụng cụ sạch có che đậy và để trên giá kê cao cách mặt đất từ 60cm trở lên. - Người trực tiếp chế biến, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 2. Để tách biệt thực phẩm sống với chín, cũ với mới (ngăn ngừa sự nhiễm chéo) - Không để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chín. 3. Sử dụng nước sạch và nguyên liệu an toàn (giảm nguy cơ ô nhiễm) - Việc sử dụng phụ gia thực phẩm khi chế biến, bảo quản thực phẩm phải thực hiện theo quy định của Bộ Y tế. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thức ăn đường phố, phòng chống ngộ độc và bệnh truyền qua thực phẩm thì người sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm để góp phần phòng, chống có hiệu quả ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cho cộng đồng. Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Sóc Trăng
Sóc Trăng triển khai các hoạt động hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025 ( 21/04/2025 )
![]()
Sóc Trăng triển khai các hoạt động hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025...
ĐOÀN KIỂM TRA LIÊN NGÀNH TRUNG ƯƠNG VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT TỴ VÀ MÙA LỄ HỘI XUÂN 2025 LÀM VIỆC TẠI SÓC TRĂNG ( 10/01/2025 )
![]()
ĐOÀN KIỂM TRA LIÊN NGÀNH TRUNG ƯƠNG VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT TỴ VÀ MÙA LỄ HỘI XUÂN 2025 LÀM VIỆC TẠI SÓC TRĂNG...
SÓC TRĂNG: HỘI NGHỊ TẬP HUẤN KIẾN THỨC AN TOÀN THỰC PHẨM CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM CHO CÁC TRƯỜNG HỌC (CÓ TỔ CHỨC BÁN TRÚ) NĂM HỌC 2024 - 2025 ( 05/12/2024 )
![]()
SÓC TRĂNG: HỘI NGHỊ TẬP HUẤN KIẾN THỨC AN TOÀN THỰC PHẨM CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM CHO CÁC TRƯỜNG HỌC (CÓ TỔ CHỨC BÁN TRÚ) NĂM HỌC 2024 - 2025...
BỆNH LIÊN CẦU LỢN VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH ( 05/11/2024 )
![]()
BỆNH LIÊN CẦU LỢN VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH...
✭ BÀI VIẾT LIÊN QUAN |
Truy cập hôm nay : 7
Truy cập trong 7 ngày :42
Tổng lượt truy cập : 3,099
|